Nên làm gì khi bị đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị có khi là một triệu chứng của một bệnh nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện sớm đó là trường hợp thủng dạ dày hoặc viêm phúc mạc mặt. Thũng dạ dày sẽ có cơn đau như dao đâm, bụng cứng rắn như khúc gỗ, dáng đi của người bệnh cúi lom khom và bệnh nhân có thể bị choáng, vã mồ hôi, truỵ tim mạch.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau thượng vị. Nguyên nhân có thể là nội khoa hoặc ngoại khoa, do một bịnh lý nhẹ mà việc điều trị có thể tiến hành từng bước một, hoặc là biểu hiện của một bịnh lý cấp tính và rất nặng đòi hỏi sự can thiệp và điều trị kịp thời để bảo đảm sinh mạng cho người bịnh.

Bệnh của gan (viêm gan, áp xe gan, u gan) hay bệnh của mật (sỏi, áp xe đường dẫn mật, túi mật) cũng gây nên triệu chứng đau thượng vị. Áp xe gan, viêm gan làm cho gan sưng to, đau vùng thượng vị.

- Đau thượng vị cũng có thể gặp trong bệnh của tuỵ tạng như viêm tuỵ cấp, viêm tuỵ cấp chảy máu, hoặc đôi khi đau thượng vị âm ỉ trong viêm tuỵ mạn tính, ung thư đầu tuỵ.


Ảnh minh họa: đau vùng thượng vị

Khi bị đau vùng thượng vị nên làm gì?

Với rất nhiều nguyên nhân gây đau vùng thượng vị mà ngay cả bác sĩ cũng phải kết hợp nhiều yếu tố mới chẩn đoán đúng bệnh, vì vậy khi bị đau vùng thượng vị nhất là đau lần đầu, mang tính chất dữ dội thì cần đi khám bệnh ngay để đề phòng các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng (thủng dạ dày - tá tràng, viêm phúc mạc mật, viêm ruột, thừa, ngộ độc thực phẩm cấp tính...) có thể xảy ra. Những trường hợp bị bệnh mạn tính gây đau vùng thượng vị như bệnh thuộc về dạ dày, bệnh về đường dẫn mật, bệnh về tim mạch, bệnh nhiễm giun... cũng rất cần khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ để được theo dõi và điều trị hết nguyên nhân càng sớm càng tốt. Hiện nay nhờ sự tiến bộ của khoa học y học cho nên việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về dạ dày - tá tràng, bệnh về gan mật, tụy tạng, bệnh do giun, bệnh tim mạch... thuận lợi và chính xác hơn rất nhiều. Điều trị bệnh tốt nhất là phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Cần có chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Một số bệnh gây đau vùng thượng vị cần kiêng khem trong ăn uống như bệnh về dạ dày không nên ăn chua cay, không uống rượu, bia, hạn chế uống cà phê và tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc tránh căng thẳng thần kinh. Những bệnh thuộc về hệ tim mạch, gan mật cũng rất cần một chế độ điều trị thích hợp, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét