Thông thường có 4 loại men gan (enzym) bao gồm: AST (Aspart transaminase) hay còn gọi là SGOT; ALT (Alanin transaminase) hay còn gọi là SGPT (Serum glutamic pyruvic transaminase); Alkaline phosphatase; GGT (Gama glutamyl transpeptidase). Trong 4 loại men gan thì AST (SGOT) và ALT (SGPT) đóng vai trò chủ yếu phản ánh tình trạng của tế bào gan.

Viêm gan là một nguyên nhân thường gặp gây men gan tăn
Nguyên nhân gây men gan cao
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho men gan tăng. Sự gia tăng men gan có nghĩa là ở một chừng mực nào đó tế bào gan đã bị ảnh hưởng. Có thể là tế bào gan ảnh hưởng nhẹ (men gan tăng có tính chất nhất thời) nhưng cũng có thể men gan tăng có tính chất trường diễn hoặc tăng một cách đột biến chứng tỏ ở trong giai đoạn đó tế bào gan đang bị tổn thương.
1. Do viêm gan: Trong số các nguyên nhân gây tăng men gan thì viêm gan do virut là đáng sợ hơn cả. Viêm gan do virut có thể do virut viêm gan A, B, C, E, D. Viêm gan cấp do virut hoặc bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm cho men gan tăng cao đột biến. Nếu tăng từ 1 - 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2 - 5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là tăng ở mức độ nặng (bình thường AST ≤ 37U/l và ALT ≤ 40U/l và GGT: nam 15 - 50 ≤ U/l và nữ: 7 - 32 ≤ U/l).
Do bệnh sốt rét: Men gan cũng có thể tăng cao trong bệnh sốt rét do ký sinh trùng sốt rét, đặc biệt là sốt rét ác tính vì tế bào gan, thận bị tổn thương hoặc các bệnh tắc đường mật do giun, viêm dạ dày cấp, sởi, viêm tụy cấp hoặc mạn tính.

Sơ đồ hệ thống đường dẫn mật.
4. Do bệnh về đường mật: Men gan cũng có thể tăng trong các bệnh về đường mật (viêm đường mật, viêm túi mật, sỏi đường mật trong gan, teo đường mật bẩm sinh) hoặc áp-xe gan.
5. Do các bệnh lý khác: Người ta cũng thấy men gan có thể tăng trong các bệnh do ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non. Với một số thuốc dùng để điều trị một bệnh nào đó nhưng cũng có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tế bào gan hoặc gây ngộ độc tế bào gan làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc, ví dụ ngộ độc thuốc điều trị lao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét