Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Bệnh viêm gan B là một trong những dạng bệnh gan do virus viêm gan siêu vi B gây ra.

Tại mỗi giai đoạn của bệnh viêm gan B sẽ có những triệu chứng khác nhau, đôi khi không rõ ràng. Thông thường, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu như: sốt về chiều, vàng da hoặc vàng mắt, chán ăn, mệt mỏi, khó tiêu, sợ mùi thức ăn, nước tiểu màu sẫm,…

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B là: Người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai, nhân viên y tế và những người chích ma túy, xăm hình.

Khi bị viêm gan B không có hướng điều trị sớm, đúng phương pháp có thể dẫn tới viêm gan mãn tính, xơ gan và ung thư gan.

Có rất nhiều con đường dẫn tới viêm gan B. Tuy nhiên, bệnh viêm gan B không bắt nguồn do tiếp xúc gần với người mắc bệnh, không phải qua dùng chung cốc nước mà thường do:
Lây qua đường máu

Bệnh viêm gan virus B thường lây truyền qua đường máu như do: truyền máu, tiêm chích ma túy có dùng chung kim tiêm và phẫu thuật,… Ngoài ra, những nếu bạn dùng chung dao cạo râu hay bàn chải đánh răng, xăm hình,… cũng tăng nguy cơ nhiễm bệnh viêm gan B.
Lây truyền từ mẹ sang con


Bệnh viêm gan B lây qua đường nào? Câu trả lời chính xác cho bạn là lây qua chính người mẹ của mình! Bởi, theo các chuyên gia, khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B sẽ truyền sang chính bào thai của mình. Cụ thể, ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, nguy cơ thai nhi lây viêm gan B từ mẹ là 1%, sang 3 tháng giữa, nguy cơ tăng 10% và đến giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, khả năng con sẽ lây bệnh viêm gan B từ mẹ là 70%. Đặc biệt, nguy cơ lây bệnh viêm gan virus B từ mẹ sang con có thể lên tới 90% nếu không sử dụng bất cứ biện pháp bảo vệ nào sau sinh.
Lây qua đường tình dục

Một con đường nữa mà bệnh viêm gan B có thể xâm nhập vào cơ thể bạn đó là qua việc quan hệ tình dục ở người cùng giới hoặc khác giới.

Phòng bệnh viêm gan B có khó không?

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào đã rõ. Bạn có thể phòng ngừa được bệnh viêm gan B. Để phòng ngừa bệnh viêm gan virus B cho bản thân và cho chính người thân trong gia đình mình, bạn nên:

+ Tiêm phòng viêm gan B khi chưa bị viêm dịch với lại virus này. Nếu mẹ bị viêm gan B thì trẻ sơ sinh cần được tiêm huyết thanh hoặc loại chống virus B ngay sau sinh.

+ Trường hợp viêm gan B mãn tính đang theo dõi thì cần tới cơ sở y tế thường xuyên để có xét nghiệm, siêu âm gan.

+ Không sử dụng vật dụng cá nhân chung với người khác như: bàn chải đánh răng, dao cậu râu, xăm hình,…

+ Trước khi kết hôn, vợ chồng cần phải xét nghiệm để biết có bị viêm gan B không, từ đó tiêm phòng kịp thời.

Hi vọng rằng, qua phân tích, chia sẻ ở trên đã giúp bạn nắm rõ được bệnh viêm gan B lây qua đường nào để từ đó có hướng phòng tránh cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét